Hóa đơn đỏ - tên thường gọi của Hóa đơn giá trị gia tăng.
Bản chất xuất hiện từ này vì trước khi có quy định các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in thì trước đây hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua hàng. Đặc biệt, liên 2 - liên giao cho khách hàng có màu đỏ tươi nên còn gọi là hóa đơn đỏ.
Hóa đơn đỏ là căn cứ đế nhà nước tính thuế giá trị gia tăng, loại thuế đánh vào người tiêu dùng. Khi có hóa đơn đỏ, tức là người tiên dùng phải đóng khoản thuế này cho nhà nước và người trực tiếp thu tiền này là người bán hàng cuối cùng cho người tiêu dùng.
Do vậy, thuế giá trị gia tăng còn được gọi là thuế gián thu.
Ví dụ: A sản xuất ra sản phẩm X giá 10.000 đồng thì bán cho B (nhà phân phối 1) giá 10.000VNĐ + thuế giá trị gia tăng (0%, 5%, 10%) giá trị hàng hóa tùy từng loại hàng hóa. Ở đây ví dụ sản phẩm X là hàng hóa thuế xuất 10%.
B trả cho A 11.000 VNĐ (tiền hàng 10.000VNĐ; thuế giá trị gia tăng B tạm đóng là 1.000 VNĐ). A xuất hóa đơn đỏ cho B tổng cộng 11.000 VNĐ (10.000 VNĐ+1.000 VNĐ)
B đem hàng X bán cho C với giá 15.000 VNĐ, thuế giá trị gia tăng là 1.500 VNĐ, tức là 16.500 VNĐ, B xuất hóa đơn cho C là 16.500VNĐ (15.000 VNĐ + 1.500VNĐ), C tạm đóng cho B tiền thuế là 1.500 VNĐ.
C đem hàng X bán cho chị D giá 20.000 VNĐ, thuế giá trị gia tăng sẽ là 2.000VNĐ, tức tổng giá trị là 22.000 VNĐ. C xuất hóa đơn đỏ cho D là 22.000 VNĐ (20.000 VNĐ + 2.000 VNĐ)
Như vậy, cơ quan thuế xác định giá trị hàng X là giá trị gia tăng cuối cùng 20.000VNĐ mà người tiêu dùng phải trả, thuế suất 10% tức là 2.000VNĐ.
Cơ quan thuế sẽ thu theo thứ tự như sau, giả sử vật liệu làm ra hàng X là không có giá trị thuế đầu vào như xuống sông bắt cá lên bán chẳng hạn.
Thu của A 1.000 VNĐ do B tạm đóng cho A.
Thu của B 500 VNĐ vì B thu của C là 1.500 VNĐ nhưng chỉ mới trả cho A số tiền 1.000 VNĐ.
Thu của C 500 VNĐ vì thu của D 2.000VNĐ nhưng chỉ mới trả cho B số tiền 1.000 VNĐ.
Rõ ràng, số tiền này là do D chi trả cuối cùng nhưng qua nhiều giai đoạn, hàng hóa càng qua nhiều trung gian, giá tri càng tăng cao thì mức thuế càng tăng cao lên theo giá trị hàng hóa vì mức thuế dựa vào thuế suất nên không cố định ngay từ đầu.
Trở lại vụ việc của bạn, khi người bạn của bạn là người tiêu dùng cuối cùng của dịch vụ thuê xe thì mức tiền ghi trong hóa đơn đỏ là mức giá trị dịch vụ. Người cho thuê sẽ ghi đúng mức thuế thì hóa đơn hoàn toàn hợp lệ.
Vì cơ chế Việt Nam chưa kiểm soát hết các khoản chi tiêu và sử dụng tiền mặt nên còn xảy ra tình trạng như bạn nêu. Chỉ những trường hợp mua bán, dịch vụ với mức hóa đơn trên 20.000.000 VNĐ mới phải chuyển khoản khi chi trả thì hạn chế trường hợp gian lận này.
Thực tế, người bạn của bạn và người bán hàng không trốn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, số tiền của bạn bạn hưởng chênh lệch là tiền của nhà nước bằng viêc nâng khống giá trị hóa đơn. nếu hành vi này bị phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nhưng rất khó vì không có căn cứ nào (ngoài hợp đồng thuê xe) để xác định giá trị thực của hợp đồng.
Do vậy, bức xúc của bạn chính là kẻ hở trong chi tiêu nhà nước mà chưa có cách giải quyết triệt để.